Gia Lai có những món ăn đặc sản nào nhỉ?

Gia Lai, vùng đất đại ngàn hùng vĩ, cuốn hút du khách nơi khắp thuê xe về đây du lịch không chỉ bởi không khí tuyệt vời sơn cước mà còn bởi văn hóa ẩm thực khác lạ, đậm chất Tây Nguyên hoang dã. Hãy cùng chúng tôi điểm qua những món ăn này ngay nhé!

Gia Lai có những món ăn đặc sản nào nhỉ?

Những quán bún chả ngon ở Hà Nội

Siêu lòng trước món ăn đặc sản ở Lai Châu

  • Cơm lam và gà nướng

Cơm lam là món ăn đặc trưng của các dân tộc vùng Tây Bắc và khu vực Tây Nguyên nhưng lại  có cách chế biến rất  đơn giản không phải ai cũng nắm rõ.

Nguyên liệu chính để nấu món cơm lam chính là loại gạo nếp nương có hạt nhỏ, thon dài. Sau khi nướng xong ống cơm, bạn hãy bóc từng miếng tre bên ngoài, lúc ấy bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm của gạo quyện lẫn mùi ngai ngái của tre nứa, toát lên hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên.

Gà nướng

Thường món cơm làm phố núi Pleiku được ăn kèm cũng với món gà nướng hoặc gà quy thơm ngon. Gà vùng này được nuôi thả rông nên thịt dai, chắc và thơm. Gà được ướp cùng với chút muối cho đậm đà, thêm ớt, sả và một chút mật ong rồi kẹp vào thanh tre, đem nướng trên bếp lửa hồng. Người làm phải khéo léo trở gà đều để không bị cháy. Gà chín có một màu vàng ruộm, mỡ màng.

Vị ngọt, thơm của mật ong thấm vào miếng thịt ngọt, kèm theo vị cay của ớt kích thích vị giác khiến bạn ăn nhiều mà không thấy ngán. Hầu như, du khách khi thuê xe về đây du lịch đều mua món cơm lam này về làm quà.

  • Phở khô

Tại Gia Lai, du khách còn có thể lái xe đi tìm thử một món khác không kém phần đặc trưng, đó chính là phở khô. Điều thú vị của món phở khô này chính là khi thưởng thức, du khách được phục vụ hai tô gồm nước súp và bánh phở thơm ngon.

Bánh phở làm từ bột gạo cay, có sợi nhỏ, săn và mịn, khi trụng nóng sợi phở sẽ mềm dai. Bánh phở trụng phải vừa ăn, dai, không nát, vón cục để khách dễ thêm tương nâu, xì dầu hoặc tương ớt.

Tô phở khô nhất định không thể thiếu thịt heo bằm nhỏ, gà xé sợi và hành khô phi giòn. Còn tô nước lèo gồm nước ninh gà, thịt bò tái hoặc bò gân, bắp hay bò viên tùy khẩu vị mỗi người. Rau ăn kèm với phở khô là xà lách, húng quế, giá trụng.

Phở khô

Khi thưởng thức phở khô, bạn sẽ chủ động gia giảm nêm trộn theo khẩu vị. Khi cho một miếng vào miệng, bạn sẽ cảm nhận được vị dai ngọt của sợi phở, thơm đậm đà của tương, giòn của giá và ngọt thanh của nước lèo.

Khi đặt chân đến Gia Lai, bạn dễ dàng bắt gặp cơm nướng ống ở hầu hết bữa ăn cùng người dân địa phương. Còn đối với phở khô, bạn có thể ăn ở quán trên đường Nguyễn Văn Trỗi. Giá một tô phở khoảng 25.000 đến 35.000 đồng.

  • Bún mắm cua

Đây là món ăn đặc biệt của Pleiku. Tuy có mùi lạ, nồng của mắm nguyên chất và nước cua lên men, nhưng bún mắm cua có khả năng “gây nghiện” cho bất cứ du khách nào từng thưởng thức. Để có một bát bún ngon, người làm cũng cần hết sức kỳ công chế biến.

Bún mắm

Nguyên liệu để tạo ra món bún mắm cua rất đa dạng: cua đồng, bún, thịt ba chỉ, măng, chả hoặc nem, da lợn chiên giòn, các loại gia vị ớt, mắm nêm. Cua đồng- thành phần chủ đạo của món ăn thường có thịt chắc và ngọt hơn vào mùa mưa.
Bún cua có vị mặn của mắm, vị thơm các loại rau, vị nồng đặc trưng của bún mắm, vị cay của ớt, âm thanh giòn rụm của da lợn… tất cả hòa quyện nhau tạo nên món ăn rất hấp dẫn và ngon miệng.

Bún cua ăn kèm với bánh phồng tôm rất ngon và thường được dọn kèm cùng với các loại rau xà lách, ngổ, kinh giới, rau thơm, giá hay hoa chuối thái nhỏ.

  • Bò một nắng

Bò một nắng cũng như những sản vật khác của miền cao thường tập trung về phố núi Krông Pa, một huyện cửa ngỏ miền núi tỉnh Gia Lai sát cạnh cao nguyên Sơn Hoà tỉnh Phú Yên. Và cao nguyên Sơn Hoà lại là đồng cỏ chuyên chăn nuôi bò nên món bò một nắng gặp đúng “địa lợi, nhân hoà” để phát triển và quảng bá xuống Tuy Hoà. Miếng thịt bò một nắng mang hương vị của núi rừng trầm mặc đã trở nên đậm đà, phong phú bởi hơi hướm mặn mà khẩu vị xứ biển. Sự giao hoà giữa hai miền đã làm nên cái tên bò một nắng độc đáo, được nhiều du khách yêu thích.

Bò một nắng

Để làm món bò một nắng, người ta chọn thịt đùi hoặc thịt thăn. Thịt bò được lạng theo chiều dọc sớ, lớn cỡ bàn tay dày non một phân, ướp mắm muối, tiêu, sả, bột ngọt, ớt hiểm rồi mang phơi nắng. Hôm nào trời quang, chỉ cần phơi một nắng là được; nếu nắng yếu hoặc trời mưa thì sấy bằng lò than. Sau khi phơi nắng hoặc sấy cứ một ký thịt còn khoảng 700 – 800g.

Trên đây là những gợi ý giúp các bạn có được một chuyến du lịch  ý nghĩa. Chúc các bạn có một chuyến du lịch an toàn, vui vẻ, bổ ích. Các bạn có thể tham khảo dịch vụ cho thuê xe du lịch an toàn tại Haianhtour.com hoặc bấm gọi ngay cho chúng tôi: 0912.123.907 nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *