Bắc Ninh từ lâu nổi tiếng là mảnh đất quan họ với những làn điệu mượt mà, thân thương. Đến với Bắc Ninh là chúng ta có dịp đến với vùng đất đã gắn liền với biết bao thăng trầm của lịch sử. Và đặc biệt, mảnh đất này còn là nơi tìm về của những ai đam mê đạo phật, tín ngưỡng tâm linh. Chùa Dâu ở Bắc Ninh, được dân gian vinh danh là “đệ nhất cổ tự trời Nam”… Nếu muốn có một chuyến hành trình khám phá ngôi chùa này, hãy bỏ túi những kinh nghiệm dưới đây.
Hành trình khám phá chùa Dâu – ngôi chùa cổ nhất Việt Nam
>>Cùng “cạ cứng” check in hết 3 điểm picnic dã ngoại cuối tuần sát Hà Nội
>>Tha hồ check in những vườn rau xinh, lên hình đẹp lung linh tại Đà Lạt
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km, chùa Dâu tọa lạc ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Với nhiều tên gọi khác nhau như: Pháp Vân tự, Diên Ứng tự, Cổ Châu tự, Thiền Đình tự, chùa Dâu từ lâu đã nổi tiếng và trở thành biểu tượng tâm linh của vùng đất quan họ, là nơi tìm về của những ai thờ cúng tín ngưỡng.
Một số nét về chùa Dâu
Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta lại vinh danh cho ngôi chùa này là “đệ nhất cổ tự trời Nam” hay ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa Dâu được xây dựng từ thời Hậu Lê (thế kỷ 17-18), trải qua bao thăng trầm lịch sử, đến bây giờ nó vẫn sừng sững, hiên ngang với đời. Đa số các ngôi chùa cổ của Việt Nam đều xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc” và chùa Dâu cũng không ngoại lệ.
Nhà chính được bao quanh bởi bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhất là: tiền đường, thiêu hương và thượng điện. Tiền đường của chùa Dâu đặt tượng Hộ pháp, tám vị Kim Cương; gian thiêu hương đặt tượng Cửu Long, hai bên có tượng các vị Diêm Vương, Tam Châu Thái tử, Mạc Đĩnh Chi. Thượng Điện để tượng bà Dâu (Pháp Vân), Bà Đậu (Pháp vũ), hai bên tượng bà Dâu là tượng Kim Đồng, Ngọc Nữ với khuôn mặt sống động trong tư thế của một điệu múa cổ xưa, phía trước là một hộp gỗ trong đặt Thạch Quang Phật là một khối đá. Ngoài ra, ở đây còn đặt các pho tượng như: tượng Tam thế, tượng Bồ tát, Đức ông,.. ở phần hậu điện phía sau chùa chính.
Di chuyển đến chùa Dâu
Cách thành phố Hà Nội khoảng 30km bởi vậy di chuyển đến chùa Dâu khá dễ dàng, con đường lại vô cùng thuận tiện. Bạn có thể đi bằng xe máy, xe bus hay xe khách. Bên cạnh đó, nếu muốn đến chùa Dâu cùng gia đình, các bạn có thể chọn thuê một chiếc xe 7 chỗ Toyota Innova của hãng Hải Anh với giá khoảng 1.200.000 đồng. Bạn có thể tham khảo thêm bảng giá thuê xe đi lễ hội của chúng tôi để lựa chọn cho mình chiếc xe ưng ý nhất.
Bạn có thể đến chùa Dâu bằng nhiều đường, tuy nhiên cung đường ngắn nhất mà bạn nên chọn để tiết kiệm thời gian là đi qua cầu Chương Dương đến đường Nguyễn Văn Cừ – Cầu Chui – đường Quốc lộ 5 đến tỉnh lộ 181 rồi chạy đến Dương Xá (Gia Lâm), đến Phú Thị rồi tìm đường đến Thuận Thành – Phố Dâu và đặt chân đến Chùa Dâu.
Đến chùa Dâu vào thời điểm nào?
Nếu muốn đến chùa Dâu vào dịp lễ hội thì ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch hàng năm là hội chính ở chùa Dâu. Vào thời điểm này, nơi đây chào đón một lượng lớn tín đồ phật giáo về dự hội. Với nhiều nghi thức sinh hoạt dân gian và nhiều trò diễn xướng hấp dẫn, phong phú, đã thu hút đông đảo du khách thập phương, tín đồ, tăng, ni phật tử đến cúng lễ, dâng hương, dự hội.
Bên cạnh đó, nếu thích yên bình và thanh tĩnh, bạn có thể đến chùa Dâu bất cứ lúc nào để cầu bình an hay khám phá nét kiến trúc độc đáo nơi đây, cảm nhận những giây phút tĩnh tâm.
Ý nghĩa của hội chùa Dâu
Hằng năm, lễ hội chùa Dâu diễn ra với ý nghĩa là cầu cho mưa thuận, gió hòa cho ước vọng ngàn đời của nhân dân. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, cho đến bây giờ, phần lễ của hội ít nhiều đã bị mai một theo thời gian, nhưng dù vậy chúng ta vẫn nhận thấy được giá trị văn hóa truyền thống, nét đẹp đồng thời phản ánh đời sống tín ngưỡng đa dạng, sự sáng tạo phong phú của người xưa còn được lưu giữ đến ngày nay.
Nếu đang muốn làm một chuyến hành trình cùng với người thân khám phá chùa Dâu, vậy thì chần chờ gì nữa mà không đi ngay thôi. Đừng quên tham khảo thêm dịch vụ thuê xe của chúng tôi tại: Haianhtour.com hoặc gọi điện đến số: 0915.000.898 nhé!