Đến với Tây Bắc , du khách không chỉ được đắm mình trong bức tranh thiên nhiên hết sức hùng vĩ và thơ mộng với những con đường quanh co, những dãy núi trùng điệp, những ruộng bậc thang thấp thoáng hiện lên trong sương sớm….mà còn bởi ti tỉ những thứ khác.Ai đã từng một lần đến với Tây Bắc, được thưởng thức những món ăn dân dã do chính đôi bàn tay khéo léo của bà con nơi đây làm ra thì hẳn không quên được thứ hương vị đậm chất núi rừng ấy. Ẩm thực nơi đây vừa có sự hài hòa, vừa có những đặc trưng riêng của vùng miền, tạo nên nét Văn hóa ẩm thực hấp dẫn và níu giữ bao du khách đã thuê xe du lịch đến khám phá vùng đất này.
Chỉ mặt đặt tên những món ăn Tây Bắc khiến du khách đứng ngồi không yên
>>Lên hình cực chất với những quán cafe homestay đang được giới trẻ săn lùng
>>Muốn có những bức ảnh kì bí “hết cả hồn” thì đừng bỏ qua những công trình bỏ hoang này
1. Lợn cắp nách
Khi thuê xe du lịch đến với Tây Bắc du khách sẽ được thưởng thức một món ăn tuy dân dã nhưng mang đậm một nét văn hóa riêng đặc trưng ngon không kém những món ăn sơn hào hải vị: lợn cắp nách.
Lợn cắp nách là giống lợn của người Mông bản địa, còn có những tên gọi khác ở mỗi nơi như lợn Mường Sapa, lợn còi, lợn ri,…Sở dĩ có tên gọi đặc biệt đó là bởi lẽ lợn ở đây được nuôi theo kiểu thả rông và khi bán thì người dân thường bắt và kẹp vào nách mang đi bán. Chỉ với tên gọi thôi cũng đã khơi dậy được sự tò mò của rất nhiều du khách và đã có rất nhiều người thuê xe du lịch đến với nơi đây để tận mắt chứng kiến cảnh tượng thú vị này. Lợn ở đây không lớn như ở dưới đồng bằng, nó nhỏ tầm khoảng 4 -5kg, con cừ nhất được khoảng 20kg. Chính vì lợn nhỏ nên thỉnh thoảng dân bản ở đây tóm lấy một con kẹp vào nách đem ra chợ bán nên mới có tên gọi vui như vậy.
Do từ nhỏ nó đã quen sống với núi rừng, thức ăn chủ yếu là lá lay và côn trùng nên lợn rất chắc thịt, và thịt của nó rất thơm mùi đặc trưng núi rừng tùy theo cách chế biến cũng như gia vị đặc trưng của từng vùng miền mà đã mang đến cho thực khách rất nhiều các món ăn khác nhau. Thịt ba chỉ, thịt mông dùng để hấp; Thịt vai dùng để nướng; Thịt thủ, nầm bụng dùng nấu giả cầy; xương dùng để ninh,….Tuy nhiên ngon nhất vẫn là thịt lợn cắp nách quay, với miếng thịt giòn tan, nóng hổi, bên trong lớp bì giòn là lớp mỡ mỏng béo ngậy, tiếp đến là lớp thịt ngọt ngọt thơm thơm. Thêm chút rau rừng, chút nước chấm cay cay, bên ly rượu nồng,…thì không còn chỗ nào để chê được. Nếu có dịp ghé thăm vùng đất Tây Bắc mà không thưởng thức món ăn làm từ lợn cắp nách này thì là một sự có lỗi với thiên nhiên núi rừng Tây Bắc đó nhé! Còn với các bạn có đam mê du lịch khám phá Tây Bắc với những khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, những món ăn ngon mang nét đặc trưng riêng biệt cũng là một điểm đến lý tưởng, chần chừ gì nữa lập team thuê xe ô tô lên với núi rừng Tây Bắc thôi nào.
2. Trâu gác bếp
Trâu gác bếp món ăn rất đỗi thân quen của người dân vùng núi Tây Bắc nhưng với du khách thì đó là một món ăn tuyệt vời. Sở dĩ có tên gọi “Trâu gác bếp” là ban đầu người dân nơi đây làm ra món ăn này với mục đích là để dự trữ trong những chuyến đi rừng dài ngày, phòng khi mất mùa, mưa lũ,….Nhưng trải qua thời gian, đây dần trở thành một trong những món ăn đặc trưng và là thứ đặc sản không thể không kẻ đến khi nhắc tới vùng rừng núi Tây Bắc.
Công đoạn tìm kiếm nguyên liệu được bà con chọn lựa hết sức cẩn thận. Trâu phải là trâu bản, thịt trâu gác bếp phải là thịt bắp tươi ngon ít gân ít mỡ. Thịt sau khi làm sạch, thì được ướp với các gia vị bí truyền, sau đó đem treo lên giàn bếp, hun khói từ ngày ngày qua ngày khác, tầm 5 – 6 ngày là dùng được. Mùi củi khô cháy đượm bốc lên quyện với đủ thứ gia vị tạo nên thứ hương, thứ mùi lạ đến khó cưỡng.
Trâu gác bếp sau khi khô có màu đen sậm, lớp bề ngoài săn lại nhưng thịt bên trong vẫn giữ được màu hồng. Hợp nhất là ăn trong những ngày đông giá rét, bên ly rượu cần, tất cả quây quần đông vui bên bếp lửa. Khi thuê xe du lịch đến với vùng núi Tây Bắc du khách sẽ được tự mình trải nghiệm với cuộc sống của con người nơi đây mang đến cho bạn những cảm giác tuyệt vời đó nhé!
3. Nậm pịa
Nậm pịa cái tên đúng là độc đáo không lẫn vào đâu được, trong tiếng Thái thì “Nậm” có nghĩa là canh còn “Pịa” tức là phần sệt sệt trong ruột non con bò (khoảng giữa dạ dày và ruột non), nói đến nậm pịa thì du khách sẽ nhớ ngay đến món ăn đặc trung của núi rừng Tây Bắc. Đây được xếp trong danh sách một trong những món ăn khó ăn nhất với những ai đã từng thuê xe du lịch đến với vùng đất này. Nguyên liệu của nó gồm đủ thứ như: tiết đông, sụn, đuôi, thịt, lục phủ ngũ tạng như lòng, dạ dày, gan,…đặc biệt không thể thiếu phần ruột non còn chứa phân non của bò hoặc dê.
Món ăn sau khi nấu xong có màu nâu sệt không bắt mắt, thực sự rất khó ăn đối với những người mới thưởng thức lần đầu. Nhưng nếu có dịp lên Tây Bắc, chi bằng lấy hết can đảm để một lần thưởng thức món ăn ngon mang hương sắc dân tộc này. Chắc hẳn sẽ đọng lại trong bạn những kỉ niệm khó quên. Bạn là người đam mê ẩm thực, thích khám phá những món ăn độc lạ của mỗi vùng miền thì đây là một gợi ý hay cho bạn, hãy tự mình thuê xe du lịch đến với nơi đây hoặc lập team tốp nhỏ thuê xe ô tô 7 chỗ đến và khám phá ngay thôi.
4. Thắng cố
Nếu như “Nậm pía” là món ăn làm từ lục phủ ngũ tạng của con bò hoặc con dê thì món “Thắng cố” lại được làm từ ngựa. Đây ban đầu là món ăn truyền thống của người H’mông, mãi sau này mới du nhập sang các vùng khác.
Đặc trưng của món ăn này chính là sử dụng lục phủ ngũ tạng của con ngựa trộn lẫn với ti tỉ thứ gia vị như muối, thảo quả, địa điền,…đem ninh nhừ, tạo nên thứ mùi vị hết sức độc đáo.
Ngày nay, chúng ta rất dễ bắt gặp cũng như thưởng thức món ăn này khi thuê xe du lịch trải nghiệm đến với các phiên chợ vùng cao.
5. Xôi ngũ sắc
Thường có 5 màu: tím – vàng – xanh – trắng – đỏ tượng trưng cho năm khát vọng, cho sự hòa hợp của năm dân tộc anh em, cho sự hài hòa giữa âm dương ngũ hành.Món ăn này thường được làm vào các dịp long trọng như lễ, tết, cưới hỏi,..
Muốn làm được món xôi ngũ sắc mang đậm hương sắc vùng núi Tây Bắc, điều đầu tiên đòi hỏi đó chính là sự tỉ mỉ trong lựa chọn nguyên liệu. Nếp được dùng phải là nếp Tan Lả, nước đồ xôi phải là nước lấy từ khe suối, khi đó xôi mới thơm và ngọt được. Màu sắc của xôi được làm từ chính lá, củ, quả chốn núi rừng : Gấc cho màu đỏ, nghệ cho màu vàng nhạt, màu xanh lấy từ lá dứa, muốn xôi có màu tím hoặc đen thì dùng hạt nếp đen ( giống như nếp cẩm nhưng hạt to và tròn hơn ). Tuy nhiên tùy mỗi mùa, để làm ra được màu sắc đẹp cho xôi có thể linh hoạt trong lựa chọn nguyên liệu.
Trên đây là 5 trong số vô vàn những món ăn trong thực đơn ẩm thực hết sức phong phú chốn Tây Bắc đã níu chân biết bao thực khách khi đến với vùng đất này. Tây Bắc là điểm đến lý tưởng trong những dịp giáp Tết này đấy nhé hãy nhanh tay thuê xe du lịch ngay thôi để không bỏ lỡ những món ăn tuyệt vời này. Các bạn có thể tham khảo thuê xe du lịch, thuê xe du lịch 16 chỗ,….. theo địa chỉ email: haianhtour.com hoặc liên hệ theo số điện thoại: 0915.000.898
Chúc bạn sẽ có cho mình những trải nghiệm thực sự thú vị!